Hạ tầng giao thông Long An được tập trung đầu tư phát triển theo “Chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ phục vụ phát triển công nghiệp, đô thị vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh”.

Hạ tầng giao thông Long An – Đón sóng đầu tư
Khi tốc độ lan tỏa về công nghiệp, đô thị, dịch vụ của TP.HCM tới các tỉnh lân cận ngày càng diễn ra mạnh mẽ, Long An – địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chiến lược tiếp giáp TP.HCM, cửa ngõ kết nối các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long với TP.HCM và các tỉnh vùng Đông Nam bộ, có quỹ đất dồi dào, tiềm năng đa dạng… nên có nhiều lợi thế trong tiếp nhận “làn sóng” lan tỏa đó.
Trong những năm qua, Long An đã tập trung đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, nhất là Hạ tầng giao thông Long An kết nối các khu, cụm công nghiệp với Cảng Long An tạo liên kết nội vùng trong tỉnh, hạ tầng giao thông kết nối với TP.HCM và vùng lân cận, nhằm đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Giao thông thuận tiện, hạ tầng liên tục được nâng cấp: Với đường tỉnh lộ 10, việc di tới mất 15-30p. Ngoài ra, đây còn là khu vực thuận tiện di chuyển đến nhiều tỉnh miền Tây nhờ các tuyến đường lớn như: Cao tốc TP.HCM – Trung Lương, cao tốc Bến Lức – Long Thành, tuyến đường nối liền Long An và Đồng Nai, Quốc lộ N2, Quốc lộ 1A,…
Tăng cường kết nối các khu, cụm công nghiệp, tạo tiền đề thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước và đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập…
Hạ tầng giao thông Long An – Tập trung phát triển mạnh với mục tiêu thành đô thị loại 2 trước năm 2030
Theo đánh giá của Sở Xây dựng, nhiều năm qua, việc xây dựng bộ mặt đô thị đạt nhiều kết quả, hình thành hệ thống đô thị rộng khắp nhưng kết cấu hạ tầng vẫn còn thiếu, tốc độ phát triển đô thị của tỉnh còn chậm so với các địa phương lân cận trong vùng và cả nước. Để phát triển các đô thị theo kế hoạch, nhu cầu nguồn vốn đầu tư phát triển cần nhiều hơn. Địa phương cửa ngõ của khu vực Tây Nam Bộ cũng chưa có cơ chế, chính sách phân bổ nguồn vốn riêng cho đầu tư phát triển đô thị.
Theo thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh Long An có 19 đô thị. Trong đó, TP Tân An đang là đô thị loại 2; 6 đô thị loại IV gồm thị xã Kiến Tường, thị trấn Hậu Nghĩa, thị trấn Cần Giuộc, thị trấn Đức Hòa, thị trấn Bến Lức, thị trấn Cần Đước và 12 đô thị loại V. Các định hướng trong phát triển đô thị cùng với việc hoàn thành các trục giao thông huyết mạch trong thời gian qua giúp tỉnh thu hút được nhiều đầu tư từ bên ngoài. Đây cũng là tiền đề để nâng cấp, phát triển đồng bộ hệ thống đô thị hiện có.
Để tạo được sự bứt phá, sở xây dựng sẽ kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ phê duyệt các quy hoạch của dự án lớn, các dự án khu, cụm công nghiệp mới, các khu dân cư, đô thị; hoàn thành việc xây dựng và vận hành hệ thống thông tin thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh.
Thời gian tới, Sở Xây dựng cho biết sẽ tập trung điều chỉnh Chương trình phát triển tỉnh Long An đến năm 2030 và định hướng phát triển ba đô thị Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc đạt tiêu chí đô thị loại 3 hoặc loại 4 trên diện tích toàn huyện.
Sở Xây dựng cũng hướng đến việc cải cách thủ tục hành chính, tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư để huy động nhiều hơn các nguồn lực dành cho hạ tầng đô thị. Long An cũng sẽ giới thiệu địa điểm, thu hút đầu tư, cấp giấy phép và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Long An cũng tham mưu các kế hoạch như dành 20% quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội; phối hợp cơ quan kiểm soát thị trường bất động sản; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu thị trường bất động sản; khắc phục lệch pha cung – cầu; phát triển đa dạng hàng hóa bất động sản…
>>> Xem chi tiết Hạ tầng giao thông Long An